Cách phục hồi bệnh tai biến liệt nửa người

Tuân thủ chế độ sinh hoạt, luyện tập và dinh dưỡng hợp lý là những yếu tố quan trọng giúp quá trình phục hồi bệnh tai biến liệt nửa người nhanh và ngắn nhất.

Tai biến mạch máu não là chứng bệnh thường xảy ra ở độ tuổi từ 45 trở lên, trong đó có 2/3 xảy ra ở tuổi trên 65 (theo suckhoedoisong.vn). Bệnh có diễn tiến nhanh, để lại nhiều di chứng nặng nề, trong đó liệt nửa người sau là một dạng di chứng khá phổ biến, là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau các bệnh về tim mạch.

Dưới đây là một số thông tin cần thiết giúp phục hồi bệnh tai biến liệt nửa người nhanh và hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh tai biến liệt nửa người

Người bị tai biến liệt nửa người cần đảm bảo ăn đủ chất, cân đối và khoa học. Cụ thể:

  • Nên chọn các món ăn được nấu chín kĩ, mềm và dễ tiêu hóa: súp, cháo, sữa, nước hoa quả tươi
  • Khi chế biến thức ăn nên thái nhỏ tránh để bệnh nhân cảm thấy khó nuốt, dễ bị hóc hoặc sặc
  • Không nên ăn các món có nhiều chất béo, không uống rượu bia, chè đặc, café…
  • Nên ăn ít muối, và bổ sung các thực phẩm giàu đạm.
  • Năng lượng mỗi ngày cần cung cấp cho bệnh không cố định tùy vào cân nặng và nhu cầu năng lượng: khoảng 25kcal/kg cân nặng, năng lượng từ đạm chiếm khoảng 20 – 25%, tinh bột khoảng 50%.

Phương pháp phục hồi chức năng bệnh tai biến liệt nửa người

  • Giai đoạn đầu (liệt mềm)

Các kỹ thuật vị thế: Đặt tư thế đúng trên giường (nằm ngửa, nằm nghiêng sang bên lành, nằm nghiêng sang bên liệt), tư thế đúng khi ngồi trên giường, trên ghế  hoặc xe lăn...

Vận động trị liệu: Tập vận động thụ động các khớp bên liệt; Khớp vai: Gấp, duỗi, dạng, khép, xoay trong, xoay ngoài; Khớp khuỷu: Gấp, duỗi khuỷu, quay sấp, xoay ngửa cẳng tay; Khớp cổ tay: Gấp, duỗi, nghiêng trong, nghiêng ngoài khớp cổ tay; Các ngón tay: Gấp, duỗi, dạng, khép các ngón tay; Khớp háng: Gấp, duỗi, dạng, khép, xoay trong, xoay ngoài; Khớp gối: Gấp, duỗi; Khớp cổ chân: Gấp, duỗi; Các ngón chân: Gấp, duỗi, dạng, khép; Ngôn ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu: Có thể can thiệp sớm kết hợp tâm lý trị liệu.

  • Giai đoạn sau (liệt cứng)

Vận động trị liệu; Tập theo tầm vận động: tập vận động có trợ giúp, vận động chủ động;  Tập vận động ở các tư thế: nằm, ngồi, đứng, đi; Tập dáng đi; Tập thăng bằng (các tư thế); Tập vận động với các dụng cụ trợ giúp; Hoạt động trị liệu: Tập thực hiện các hoạt động tự chăm sóc, tập bắt buộc sử dụng tay liệt, gương trị liệu; Ngôn ngữ trị liệu: Tập nói, giao tiếp (với những bệnh nhân thất ngôn), tập nuốt..; Vật lý trị liệu: Cung cấp dụng cụ chỉnh trực (máng, nẹp...) và dụng cụ trợ giúp (khung tập đi, nạng, gậy...) kết hợp tâm lý trị liệu.

  • Hồi phục tại nhà

Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình: phòng ngừa di chứng và tai biến tái phát.

Cải tạo nhà ở và môi trường xung quanh cho phù hợp với bệnh nhân.

Các dụng cụ trợ giúp cần thiết cho giai đoạn này: trợ giúp đi lại, trợ giúp sinh hoạt, trợ giúp làm việc. Tham gia các hoạt động hòa nhập cộng đồng: nhóm trợ giúp, hội người tàn tật, tiếp cận các dịch vụ công cộng, các hoạt động của cộng đồng.

Hỗ trợ bệnh nhân và gia đình về tâm lý sau tai biến: Chấp nhận những chức năng không thể phục hồi, người bệnh trở thành người khuyết tật.

Việc làm và thu nhập: Khả năng tiếp tục nghề cũ, hoặc bệnh nhân phải học một nghề mới hoặc có những hoạt động tạo thu nhập.

Phòng ngừa tái phát tai biến

Phòng ngừa theo nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ, cụ thể là: Thay đổi lối sống; Loại bỏ các yếu tố nguy cơ như không hút thuốc, không uống rượu; Ăn uống điều độ; Tăng cường vận động thể lực, thể dục thể thao; Sống vui vẻ tránh căng thẳng; Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh đái tháo đường, tim mạch, huyết áp.

Sau khi ra viện, bệnh nhân được tiếp tục theo dõi và phục hồi chức năng tại nhà trong chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Bệnh nhân cần được khám lại ít nhất 06 tháng một lần tại các cơ sở phục hồi chức năng gần nhất; hoặc khi có dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần đến cơ sở phục hồi chức năng để tiếp tục được khám và phục hồi chức năng.

Ngoài ra, theo TS.Nguyễn Thế Hùng – Cán bộ tư vấn y khoa công ty Dược phẩm Đông Á, mỗi gia đình nên dự trữ ít nhất 01 viên thuốc An cung ngưu hoàng hoàn trong nhà để dùng sớm nhất.

An cung ngưu hoàng hoàn là bài thuốc cổ truyền từ Trung Hoa, được công ty Dược phẩm Đông Á – thương hiệu có hơn 20 năm kinh nghiệm trên thị trường trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phân phối chính hãng trên phạm vi toàn quốc.

Đây là phương thuốc cổ truyền được 8 đời hoàng đế nhà Thanh sử dụng và được liệt kê danh sách vào thuốc tiến cung. An cung ngưu hoàng hoàn được bài chế từ 12 vị thuốc như: thủy ngưu giác, xạ hương, trân châu, chu sa, hùng hoàng, hoàng liên…. An cung ngưu hoàng hoàn là bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trấn kinh, khai khiếu…dùng trong cấp cứu điều trị đột quỵ não. Thuốc dùng theo đường uống, dùng thuốc theo đơn, đúng chỉ định và dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.

Tìm hiểu thêm về An cung ngưu hoàng hoàn tại đây

 

An cung ngưu hoàng hoàn

Sản phẩm do công ty TNHH Thương Mại Dược phẩm Đông Á phân phối trên phạm vi toàn quốc

Hotline: 19001756

Nếu bạn chưa tìm được điểm bán gần nhất, vui lòng click VÀO ĐÂY để đặt hàng Online

Đánh giá:

Bình luận

KIỂM TRA HÀNG CHÍNH HÃNG

ĐẶT CÂU HỎI CHO CHUYÊN GIA

Chuyên gia tư vấn

Lê Thị Minh - Bác sĩ chuyên khoa I

VIDEO

An Cung Ngưu Hoàng Hoàn - Dược Đông Á