Tư thế nằm giúp phục hồi di chứng tai biến mạch máu não liệt nửa người

Khả năng phục hồi tự nhiên tốt nhất các di chứng tai biến mạch máu não của bệnh nhân liệt nửa người là 12 tháng kể từ ngày bị liệt, sau đó khả năng phục hồi có giảm đi, do đó bệnh nhân cần phải thường xuyên và kiên trì tập luyện. Mỗi ngày bệnh nhân cần tập từ 1- 2 lần, thời gian mỗi lần tập tùy thuộc vào tình hình thực tế của người bệnh, nhưng nói chung không nên tập quá sức, trung bình 45 – 60 phút cho mỗi lần tập là đủ.

Bệnh nhân cần tăng cường vận động và sử dụng chức năng của tay chân bên liệt trong đời sống hàng ngày càng nhiều càng tốt, thực hiện các chức năng vận động của bên liệt chính là cách tập thực tế và hữu ích nhất. Đối với những bệnh nhân đã bị liệt kéo dài một vài năm, việc luyện tập có thể không làm phục hồi được như mong muốn nhưng nếu không tập luyện thì chắc chắn tình trạng bệnh nhân sẽ nặng lên, chân tay từ co cứng chuyển thành co rút không hồi phục, như vậy khả năng độc lập của bệnh nhân trong các hoạt động tự chăm sóc và trong sinh hoạt hàng ngày là rất khó và có thể nói là không thể.

di chứng tai biến mạch máu não

Mời quý bạn đọc tham khảo các tư thế nằm đúng giúp phục hồi di chứng tai biến mạch máu não liệt nửa người sau đây:

Nằm nghiêng về phía bên liệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não

+ Đầu bệnh nhân: Có gối đỡ chắc chắn, hơi gấp ở các đốt sống cổ phía trên, không để đầu bị đẩy ra sau.

+ Thân mình: Ở tư thế nửa ngửa, có gối đỡ phía lưng

+ Tay liệt: Khớp vai, xương bả vai được đưa ra trước, tay duỗi 90 độ với thân, khớp khuỷu duỗi, cẳng tay xoay ngửa, cổ tay, các ngón tay duỗi, dạng

DI CHUNG TAI BIEN MACH MAU NAO

+ Tay lành: Ở vị trí trên thân hoặc trên gối đỡ phía sau lưng

+ Chân liệt: Ở tư thế khớp háng duỗi và khớp gối hơi gấp

+ Chân lành: Có gối đỡ ở phía trước, ngang mức với thân, khớp háng và khớp gối gấp

Nằm nghiêng về phía bên lành

+ Đầu bệnh nhân: Có gối đỡ chắc chắn, như nằm nghiêng về phía bên liệt.

+ Thân mình: Vuông góc với mặt giường, có gối đỡ phía lưng

+ Tay liệt: Có gối đỡ phía trước ngang mức với thân mình, khớp vai và khớp khuỷu gấp

di chứng tai biến mạch máu não

+ Tay lành: có thể ở dưới gối hoặc ngang qua ngực…

+ Chân liệt: Có gối đỡ phía trước cao ngang mức với thân mình, khớp háng và khớp gối hơi gấp

+ Chân lành: Ở tư thế khớp háng duỗi, khớp gối hơi gấp

Nằm ngửa tay duỗi dọc theo thân

+ Đầu bệnh nhân: Có gối đỡ chắc chắn, mặt nhìn thẳng ra trước hoặc quay sang bên liệt, không để các đốt sống cổ và ngực bị gấp.

+ Vai bên liệt: có gối mỏng đỡ dưới xương bả vai để giữ vai ở vị thế đưa ra trước

+ Tay bên liệt: có gối mỏng đỡ tay liệt ở vị thế duỗi dọc theo thân mình, thẳng lên phía trên đầu, hoặc dạng ngang vai. Tay xoay ngửa, các ngón tay duỗi và dạng.

di chứng tai biến mạch máu não

+ Hông bên liệt: Có gối mỏng đỡ dưới hông giữ khớp háng duỗi, đưa ra trước.

+ Chân bên liệt: Có gối đỡ dưới khoeo giữ khớp gối gấp, có gối đỡ phía mắt cá ngoài giữ cho chân bên liệt không đổ ra ngoài

+ Chân và tay lành: Ở vị thế mà bệnh nhân cảm thấy thoải mái và dễ chịu

 

Đánh giá:

Bình luận

KIỂM TRA HÀNG CHÍNH HÃNG

ĐẶT CÂU HỎI CHO CHUYÊN GIA

Chuyên gia tư vấn

Lê Thị Minh - Bác sĩ chuyên khoa I

VIDEO

An Cung Ngưu Hoàng Hoàn - Dược Đông Á